Bối cảnh Cuộc_nổi_dậy_của_An_Hóa_vương

Chân dung Hoàng đế Chính Đức.

Minh Hiếu Tông Hoằng Trị năm thứ 5 (1492), Quận vương An Hóa[2]Chu Trật Thông qua đời, cháu đích tôn là Chu Chí Phiên được phong làm Vương Trưởng tôn, dự bị kế thừa Vương vị. Năm 1502, Chí Phiên chính thức được phong làm Quận vương. Từ khi lên tập tước, Chu Chí Phiên chiêu mộ những kẻ bất mãn về phe mình, như Chỉ huy Chu Ngang, Thiên hộ Hà Cẩm, Đinh Quảng, Học sinh Tôn Cảnh Văn, Mạnh Bân, Sử Liên...[3][4]

Năm 1505, Hoằng Trị Đế mất, thái tử Chu Hậu Chiếu kế vị, tức Minh Vũ Tông Chính Đức Đế. Hoạn quan Lưu Cẩn được Vũ Tông tin tưởng đã đoạt lấy thực quyền triều cương, đề ra một loạt các thứ thuế mới nói là để tăng thu nhập cho quốc khố, nhưng phần lớn là bỏ vào túi riêng[5]. Tháng 3 năm Chính Đức thứ 5 (1510), các đại thần đứng đầu là Đại lý thiếu khanh Chu Đông được phái đến Ninh Hạ đo đạc ruộng đất để thực hiện mưu đồ của Lưu Cẩn. Chu Đông do muốn nịnh bợ Lưu Cẩn nên lấy thuế của 50 mẫu tính theo 1 khoảnh mà thu thuế[6]. Các binh sĩ ở Ninh Hạ oán giận về chuyện lạm thu thuế này. Tuần phủ Đô ngự sử An Duy Học là kẻ háo sắc, từng bày trò làm nhục thê tử của rất nhiều tướng sĩ dưới quyền, tướng sĩ hận đến xương cốt; lại đến vụ lạm thu thuế này khiến tình hình thêm rắc rối. Chu Chí Phiên nhân cơ hội này, muốn thuyết phục các tướng sĩ bất mãn cùng nhau tạo phản, lệnh Tôn Cảnh Văn mở tiệc rượu rồi nhân lúc họ đang say mà nói khích, các tướng đều nguyện ý đi theo Chu Chí Phiên. Sau đó, Chu Chí Phiên lén kết giao với thủ tướng Lỗ thành là bọn Thiên hộ Từ Khâm (có thuyết cho là Trương Khâm). Giữa lúc đó ở biên cương có sự, Tham tướng Cừu Việt, Phó Tổng binh Dương Anh, Tổng binh Quan Khương Hán tuyển 60 người lính làm nha binh, lệnh cho Chu Ngang thống lĩnh[7], Chu Ngang bí mật định ước với Hà CẩmĐinh Quang hợp mưu[3][8], nhân lúc An Hóa vương mở tiệc thừa lúc giết chết bọn quan viên Chu Đông, đoạt phù ấn, truyền hịch khởi binh. Chu Chí Phiên nghe xong cả mừng[9].

Liên quan